Xin thưa, dấu trong từ yêu dấu này không phải là vết, cũng không phải là ấn. Trước khi truy ra cái nghĩa không phải là vết hay ấn như đã nói trên kia ta cũng nên khảo qua một lượt nghĩa của từ dấu trong tiếng Việt:
Tại trang 250 cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện khoa học xã hội do Hoàng Phê chủ biên cho hay:
– Dấu: danh từ:
- Cái còn lưu lại của sự vật, hoặc sự việc đã qua, qua đó có thể nhận ra là có sự vật, sự việc ấy. Ví dụ: Dấu chân trên bài cát.
- Cái được định ra theo quy ước (thường bằng kí hiệu) để ghi nhớ hoặc làm hiệu cho biết điều gì. Ví dụ: Ngắt câu bằng dấu chấm, Xe có đấu chữ thập đỏ, Đánh dấu.
- Hình thường có chữ, được in trên giấy tờ, v,v. để lâm bằng, làm tin về một danh nghĩa nào đó, ngày xưa gọi là ấn, triện. Ví dụ: Đóng đấu bưu điện, Xin dấu của cơ quan.
- Dấu vết để lại đo kết quả tác động về tư tưởng, tinh thần. Ví dụ: Tác phẩm mang dấu ẩn của thời đại.
– Dấu (động từ): Yêu mến (nghĩa cũ, thường dùng hạn chế, đi đôi với yêu). Ví dụ: Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu (tục ngữ).
Như trong cuốn từ điển trên đề cập, quả thực nghĩa là yêu của từ dấu rất cũ. Năm 1651 trong cuốn Từ điển Việt-Bồ-La của cha (linh mục) Alexandre de Rhodes định nghĩa:
– Dấu: Mơn trớn, âu yếm. Ví dụ: Yêu dấu con (thương yêu và mơn trớn con), thuốc dấu (bùa/thuốc để làm cho yêu).
Tương tự, trong cuốn Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của xuất bản tại Sài Gòn năm 1889, ở trang 227 thì định nghĩa: Dấu tức là yêu mến
Nghĩa này tồn tại trong dân gian ít nhất là qua câu tục ngữ:
“Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu”
Còn trong văn chương bác học, nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài Vịnh cái quạt thì vịnh rằng:
“Mười bảy hay là mười tám đây
Cho ta yêu dấu chẳng dời tay
Mỏng dày từng ấy, chành ba góc
Rộng hẹp dường nào, cẵm một cay
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát
Yêu đêm chưa phi lại yêu ngày
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái này.”
Như vậy dấu đồng nghĩa với yêu. Chữ dấu tuy cổ xưa nhưng hiện nay chúng ta vẫn thường nói “bùa yêu-thuốc dấu” thế nhưng không mấy ai khảo xem “thuốc dấu” là thứ thuốc gì. Câu tục ngữ trên có hai vế đẳng lập đồng nghĩa với nhau, chẳng qua chỉ dùng từ khác nhau mà thôi, thuốc dấu là bùa yêu và ngược lại. Tuy nhiên, trong Quan họ Bắc Ninh vẫn hát rằng: “đi lấy đạo bùa yêu”,” bỏ bùa yêu”, chứ không nói: “lấy thuốc dấu” hay “bỏ thuốc dấu”, vấn đề này tôi sẽ đề cập ở một thiên khảo luận khác.
Theo thời gian, nghĩa yêu của từ dấu đã mờ dần đi, chỉ còn lại chứng tích trong tục ngữ, ca dao. Ngày nay, chữ dấu thường đi liền với chữ yêu chứ không đủ “nội lực” để đứng một mình. Chữ “nội lực” tôi dùng ở đây được hiểu là Ngữ nghĩa học lịch sử của một từ nào đó. Khi ta nói yêu dấu tức là yêu rất nhiều, cú pháp lặp lại này cũng tương tự như từ “phong phú“ vậy, chứ không có nghĩa là yêu một dấu vết/ấn nào đó.
Trên thực tế thì cũng có nhiều trường hợp chỉ vì yêu một vết nào đó mà tạc dạ suốt đời, hoặc thành nhân ngãi trăm năm.
Vương Minh nhóm Cổ Phong