Chuyên mục chính

  • Nghi lễ vòng đời
    • Hôn lễ
    • Sinh con
    • Động thổ làm nhà
    • Mừng thọ và sinh nhật
    • Tang ma
    • Ngày giỗ
  • Nghi lễ hàng năm
    • Dịp Tết Nguyên Đán 1/1
    • Dâng sao giải hạn 15/1
    • Nguyên tiêu 15/1
    • Tết Thanh minh 3/3
    • Tết Hàn thực 3/3
    • Tết Đoan ngọ 5/5
    • Lễ Thất Tịch 7/7
    • Lễ Vu Lan 15/7
    • Tết Trung Nguyên 15/7
    • Tết Trung thu 15/8
    • Tết Trùng Cửu 9/9
    • Tết Cơm mới (10-15/10)
    • Tết Táo Quân 23/12
    • Ngày mùng 1 hàng tháng
    • Ngày rằm hàng tháng
  • Đặc trưng văn hóa Việt
    • Chữ và Nghĩa
    • Phong tục thờ cúng
    • Văn hóa giao tiếp
    • Món ăn truyền thống
    • Trò chơi dân gian
    • Trang phục truyền thống
    • Nghệ thuật truyền thống
    • Di sản văn hoá
    • Nền nếp sinh hoạt
  • Tôn giáo tín ngưỡng
    • Phật giáo
    • Công giáo
    • Thờ cúng tổ tiên
    • Thờ cúng tổ nghề
    • Tín ngưỡng thờ Thần
    • Tín ngưỡng thờ Mẫu
    • Tôn giáo khác

Menu

  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Follow Us

DMCA.com Protection Status
Cổ Phong
No Result
View All Result
Khóa học
Cổ Phong
No Result
View All Result
Home Đặc trưng văn hóa Việt Chữ và Nghĩa
Ma chơi, mà trơi

Ma trơi hay ma chơi?

Tiếng khu Tư gọi là “ma trơi”, Bắc bộ gọi là “ma chơi”. Chúng tôi chưa rõ biến âm hay xuất xứ của ngôn từ ám chỉ loại ma đó “chơi vơi”, “chơi đùa với trần thế” hay “chêu chọc cho xấu hổ”. Nguyễn Du trong ” Văn chiêu hồn thập loại chúng sinh” câu:

Lập loè ngọn lửa ma chơi

Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.

Nguyễn Văn Thành trong “Văn tế trận vong tướng sĩ” có câu:

Hồn chiến sĩ biết đâu miền minh mạc, Mịt mù gió lốc thổi dấu tha hương.

Mặt chinh nhân khôn vẽ nét gian nan, Lập loè lửa chơi soi chừng cổ độ.

Chúng tôi đã nhìn thấy ma trơi và nghe nhiều người kể chuyện ma trơi đuổi. Đó là ngọn lửa lập loè yếu nhạt, bập bùng lan toả theo chiều gió, chốc lại biến mất rồi từ chỗ cũ, chốc chốc lại lập loè ngọn lửa xanh nhạt, loáng thoáng bay lên. Theo các cụ già giải thích thì đó là oan hồn của những người chết trận, của những nắm xương vô thừa nhận không người chôn cất, vất vưởng trên bãi chiến trường, trong bãi tha ma, hoặc trên cánh đồng không mông quạnh. Khoa học đã giải thích, chứng minh hiện tượng đó là do chất lân tinh (P) từ trong xương cốt người và xúc vật toả ra gặp ôxy trong khí trời bốc cháy thành ngọn lửa xanh nhạt, ban ngày cũng có nhưng không nhìn thấy.

Tuy được khoa học giải thích rõ không phải là ma, nhưng canh khuya thanh vắng, đi một mình giữa chốn hoang vu mà bị ma chơi đuổi thì cũng thần hồn nát thần tính, có người đâm hoảng loạn mà ốm, phải cúng bái mãi mới lành, có lẽ khỏi bệnh là do tác động tâm lý. Sở dĩ có hiện tượng tưởng là ma trơi đuổi là vì khi ta chạy đã tạo nên một luồng không khí cuốn hút ngọn lửa ấy vờn theo.

Tags: cắt nghĩama chơima trơi
ShareTweet

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


No Result
View All Result
  • Nghi lễ vòng đời
    • Hôn lễ
    • Sinh con
    • Động thổ làm nhà
    • Mừng thọ và sinh nhật
    • Tang ma
    • Ngày giỗ
  • Nghi lễ hàng năm
    • Dịp Tết Nguyên Đán 1/1
    • Dâng sao giải hạn 15/1
    • Nguyên tiêu 15/1
    • Tết Thanh minh 3/3
    • Tết Hàn thực 3/3
    • Tết Đoan ngọ 5/5
    • Lễ Thất Tịch 7/7
    • Lễ Vu Lan 15/7
    • Tết Trung Nguyên 15/7
    • Tết Trung thu 15/8
    • Tết Trùng Cửu 9/9
    • Tết Cơm mới (10-15/10)
    • Tết Táo Quân 23/12
    • Ngày mùng 1 hàng tháng
    • Ngày rằm hàng tháng
  • Đặc trưng văn hóa Việt
    • Chữ và Nghĩa
    • Phong tục thờ cúng
    • Văn hóa giao tiếp
    • Món ăn truyền thống
    • Trò chơi dân gian
    • Trang phục truyền thống
    • Nghệ thuật truyền thống
    • Di sản văn hoá
    • Nền nếp sinh hoạt
  • Tôn giáo tín ngưỡng
    • Phật giáo
    • Công giáo
    • Thờ cúng tổ tiên
    • Thờ cúng tổ nghề
    • Tín ngưỡng thờ Thần
    • Tín ngưỡng thờ Mẫu
    • Tôn giáo khác

© 2021 cophong.vn