Chuyên mục chính

  • Nghi lễ vòng đời
    • Hôn lễ
    • Sinh con
    • Động thổ làm nhà
    • Mừng thọ và sinh nhật
    • Tang ma
    • Ngày giỗ
  • Nghi lễ hàng năm
    • Dịp Tết Nguyên Đán 1/1
    • Dâng sao giải hạn 15/1
    • Nguyên tiêu 15/1
    • Tết Thanh minh 3/3
    • Tết Hàn thực 3/3
    • Tết Đoan ngọ 5/5
    • Lễ Thất Tịch 7/7
    • Lễ Vu Lan 15/7
    • Tết Trung Nguyên 15/7
    • Tết Trung thu 15/8
    • Tết Trùng Cửu 9/9
    • Tết Cơm mới (10-15/10)
    • Tết Táo Quân 23/12
    • Ngày mùng 1 hàng tháng
    • Ngày rằm hàng tháng
  • Đặc trưng văn hóa Việt
    • Chữ và Nghĩa
    • Phong tục thờ cúng
    • Văn hóa giao tiếp
    • Món ăn truyền thống
    • Trò chơi dân gian
    • Trang phục truyền thống
    • Nghệ thuật truyền thống
    • Di sản văn hoá
    • Nền nếp sinh hoạt
  • Tôn giáo tín ngưỡng
    • Phật giáo
    • Công giáo
    • Thờ cúng tổ tiên
    • Thờ cúng tổ nghề
    • Tín ngưỡng thờ Thần
    • Tín ngưỡng thờ Mẫu
    • Tôn giáo khác

Menu

  • Trang đầu
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Follow Us

DMCA.com Protection Status
Cổ Phong
No Result
View All Result
Khóa học
Cổ Phong
No Result
View All Result
Home Nghi lễ hàng năm
Trung thu

Tết Trung Thu

Qua di chỉ Trống đồng Ngọc Lũ, con cháu Lạc Việt ngày này có quyền khẳng định là tết Trung Thu đã được tổ tiên chúng ta đưa vào đời sống sinh hoạt cách đây hơn 2500 năm.

Nguồn gốc

Rằm tháng Tám theo nông lịch của người Đông Á có nguồn gốc cách đây hơn 2000 năm, người Trung Hoa gọi là tiết Trung Thu 中 秋 節. Về mặt từ nguyên, tết là cách đọc trại của chữ tiết 節, là một khoảng thời gian nhất định trong một năm, tiết Trung Thu tức là tiết khí giữa mùa thu. Về mặt khí tượng, đây là tiết khí ấm áp cuối cùng trong một năm trước khi chuyển sang mùa Đông lạnh giá. Có thể đây cũng là một nguyên nhân khiến con người thời cổ đại mở những lễ hội vui chơi trước khi mùa Đông tới chăng?

Theo sách Chu lễ thiên tử đầu năm tế thần Mặt Trời, giữa năm tế thần Mặt Trăng,  đồng thời Rằm tháng Tám diễn ra vào thời điểm khi mùa màng đã thu hoạch xong, người dân thảnh thơi bày ra các lễ hội.

Sách Thái Bình hoàn vũ ký đời Tống quan niệm: “người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám thì mở hội trông Trăng, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”.(1)

Theo nghiên cứu của một quan chức kiêm nhà khảo cổ học Paul Girang (Magiet Religion, Paris, 1912): “người Đông Á quan niệm thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một cặp vợ chồng, họ sẽ gặp nhau mỗi tháng một lần vào cuối tuần trăng, sau mỗi lần gặp nàng (Mặt Trăng), và chàng (Mặt Trời) mãn nguyện rời nhau, nàng mang theo ánh dương của chàng, từ chỗ khuyết (Trăng non) dần dần tròn đầy (Trăng tròn) , rồi lại dần dần khuyết để lại tiếp tục gặp nhau, cứ thế lặp lại, trở thành chu kỳ”.(2)  Như vậy, ngày Rằm chính là ngày nàng Trăng đẹp nhất, viên mãn nhất.

Dân gian cho rằng tết Trung Thu được cử hành vì vào ngày Rằm tháng Tám Mặt Trăng tròn nhất, sáng nhất trong một năm. Tuy nhiên, theo Thiên văn học thì Mặt Trăng chuyển động trên quỹ đạo élip quanh Trái Đất, vì vậy khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất lúc gần, lúc xa, nó biến động trong khoảng 40,67 vạn – 35,64 vạn km. Thời điểm Mặt Trăng gần Trái Đất nhất là đầu tháng 6 và cuối tháng 11.  Vào tết Trung thu Mặt Trăng thường không ở vị trí gần Trái Đất nhất, tức là Rằm tháng Tám Mặt Trăng sẽ không sáng nhất trong năm. Tuy nhiên qua hàng ngàn năm, quan niệm này đã ăn sâu trong tâm thức người Đông Á, và đó cũng là một nét đẹp văn hoá, tạo sự màu nhiệm cho ngày tết Trung Thu.

Các nhà khảo cổ cho rằng tết Trung Thu có nguồn gốc từ những cộng đồng cư dân nông nghiệp lúa nước ở Đông Á, chứng tích là hình vẽ trên Trống đồng Ngọc Lũ có niên đại khoảng 2500 trước Tây lịch.

Qua những cứ liệu mà chúng tôi tham khảo được, chúng tôi không thể khẳng định tết Trung Thu có nguồn gốc từ người Lạc Việt, hay từ người Hoa Hạ ở phương Bắc. Tuy nhiên, qua di chỉ Trống đồng Ngọc Lũ, con cháu Lạc Việt ngày này có quyền khẳng định là tết Trung Thu đã được tổ tiên chúng ta đưa vào đời sống sinh hoạt cách đây hơn 2500 năm.

Vương Minh nhóm Cổ Phong

 

Tags: phong tụcThuần phong
ShareTweet

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


No Result
View All Result
  • Nghi lễ vòng đời
    • Hôn lễ
    • Sinh con
    • Động thổ làm nhà
    • Mừng thọ và sinh nhật
    • Tang ma
    • Ngày giỗ
  • Nghi lễ hàng năm
    • Dịp Tết Nguyên Đán 1/1
    • Dâng sao giải hạn 15/1
    • Nguyên tiêu 15/1
    • Tết Thanh minh 3/3
    • Tết Hàn thực 3/3
    • Tết Đoan ngọ 5/5
    • Lễ Thất Tịch 7/7
    • Lễ Vu Lan 15/7
    • Tết Trung Nguyên 15/7
    • Tết Trung thu 15/8
    • Tết Trùng Cửu 9/9
    • Tết Cơm mới (10-15/10)
    • Tết Táo Quân 23/12
    • Ngày mùng 1 hàng tháng
    • Ngày rằm hàng tháng
  • Đặc trưng văn hóa Việt
    • Chữ và Nghĩa
    • Phong tục thờ cúng
    • Văn hóa giao tiếp
    • Món ăn truyền thống
    • Trò chơi dân gian
    • Trang phục truyền thống
    • Nghệ thuật truyền thống
    • Di sản văn hoá
    • Nền nếp sinh hoạt
  • Tôn giáo tín ngưỡng
    • Phật giáo
    • Công giáo
    • Thờ cúng tổ tiên
    • Thờ cúng tổ nghề
    • Tín ngưỡng thờ Thần
    • Tín ngưỡng thờ Mẫu
    • Tôn giáo khác

© 2021 cophong.vn